Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với biến chứng tim mạch

Đái tháo đường không kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch

Đừng để đái tháo đường ngăn bạn có cuộc sống hạnh phúc!

Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Tôi như “chết đuối vớ được cọc” khi tìm đúng cách điều trị đái tháo đường

Mối quan hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch. Cụ thể, có khoảng 68% người bệnh đái tháo đường trên 65 tuổi bị mắc các biến chứng tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người bệnh đái tháo đường cũng tăng 2 - 3 lần so với người bình thường.

BS. Manoj Kumar từ Bệnh viện Max Super Specialty (Ấn Độ) cho biết: “Khi đái tháo đường không được kiểm soát, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có các bệnh tim mạch”. Nguyên nhân là do đường huyết cao gây tổn thương mạch máu, đồng thời làm rối loạn quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu cao. Mạch máu dễ bị xơ vữa, gây tắc nghẽn trong lòng động mạch hoặc tạo cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Người bệnh đái tháo đường thường gặp biến chứng bệnh mạch vành

Một số yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm biến chứng tim mạch bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, hút thuốc lá và không tập thể dục thường xuyên. Ngoài gây suy giảm khả năng hoạt động của tim, các bệnh tim mạch cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu và làm trầm trọng thêm các c khác, đặc biệt là biến chứng ở mắt và bàn chân.

Biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường điều trị thế nào?

Mỗi biến chứng tim mạch do đái tháo đường sẽ được điều trị theo những cách khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm chính: Dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Ví dụ với bệnh mạch vành, ban đầu bác sỹ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc. Nhưng khi mức độ tắc hẹp tăng hay thuốc dần mất tác dụng, người bệnh có thể được can thiệp nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Để thực hiện nong mạch vành, các bác sỹ sẽ đưa một ống thông có gắn bóng vào để mở rộng động mạch bị hẹp. Tiếp theo, các bác sỹ sẽ sử dụng giá đỡ stent (ống lưới thép bằng kim loại) để giữ cố định lòng mạch, ngăn chặn sự tái hẹp mạch vành.  

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được thực hiện bằng cách sử dụng động mạch hoặc tĩnh mạch từ các khu vực khác trong cơ thể, nối qua các động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn.

Mẹo kiểm soát bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Để quản lý bệnh đái tháo đường, phòng ngừa biến chứng trên tim, bạn có thể thực hiện một vài thay đổi lối sống sau đây:

- Dùng thuốc hạ đường huyết, mỡ máu, thuốc huyết áp theo đúng chỉ định của bác sỹ.

- Tập thể dục 30 phút/ngày để giúp giảm cân, hạ đường huyết và tăng cường độ nhạy insulin.

- Có chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ từ các loại rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và quả hạch. Tránh thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên, đặc biệt nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch. Điều này sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh đái tháo đường và các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ những thảo dược có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol như mạch môn, hoài sơn, nhàu, câu kỷ tử… để nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Đây là giải pháp đã được nhiều người lựa chọn và áp dụng thành công.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường chứa Mạch Môn, Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Alpha lipoic acid giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường, trong đó có biến chứng tim mạch.

Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết